- HienDai.JSC
Cổng thư viện – hôm nay và ngày mai
Tư vấn các hệ thống quản lý thông tin và văn bản Brussels, Belgium

 

Giới thiệu


Thị trường cho các sản phẩm cổng thư viện vẫn còn rất mới mẻ. Những sản phẩm đầu tiên có kết hợp các chức năng khác nhau của một cổng thư viện chỉ bắt đầu xuất hiện khoảng 3-4 năm gần đây. Và hiện nay đã có khoảng 10-20 gói phần mềm được công nhận là sản phẩm cổng thư viện. Sau một thời kỳ đổi mới và phát triển nhanh chóng, thật thú vị để chúng ta nhìn lại vị thế của mình ngày hôm nay, những thách thức, những cơ hội cho cổng thư viện trải ra trước mắt trong 3 đến 5 năm tới. Cổng thư viện chính xác là gì? tương phản với các cổng thông tin doanh nghiệp hoặc cổng thông tin trong hệ thống giáo dục, với chức năng chủ yếu là cung cấp một số lượng rộng lớn các loại dịch vụ khác nhau tới người sử dụng cuối cùng, cổng thư viện có tính chất đặc thù hơn. Một cổng thư viện là một cổng theo chiều dọc, điều muốn nói là, một cổng tập trung vào một dải hẹp các tính năng – trong trường hợp này là việc tìm kiếm, thu thập, các thông tin và văn bản có liên quan đến một chủ đề nhất định từ một phạm vi nguồn thông tin cả bên trong và bên ngoài tổ chức.

Chính thức, một cổng thư viện có thể được định nghĩa như một dịch vụ trên nền web cho phép người sử dụng cuối cùng khám phá các nguồn thông tin thư viện, sử dụng một giao diện chung để tìm kiếm một hoặc nhiều các nguồn tài nguyên như vậy, và sau đó cho làm cho việc sử dụng nội dung của các nguồn trên các trực tiếp càng tốt. Một giải pháp cổng thư viện ngày nay được mong đợi cung cấp tất cả các chức năng sau.


Khám phá nguồn tài nguyên thông tin

Người sử dụng cuối cùng của một cổng thư viện có thể duyệt qua các tập hợp các bộ sưu tập và các bộ sưu tập con của hệ thống nội bộ hoặc các nguồn thông tin từ xa bao gồm các cơ sở dữ liệu tóm tắt, dịch vụ chỉ mục và trích dẫn, cơ sở dữ liệu các tạp chí điện tử, mục lục của thư viện, các bộ sưu tập số để chọn ra những bộ sư tập có liên quan đến thông tin cần. Họ cũng có khả năng tìm kiếm siêu dữ liệu đặc tả của các nguồn tài nguyên thông tin, bao gồm chủ đề hoặc phân loại được gán cho các nguồn tài nguyên.


Giao diện tìm kiếm chung

Nhiều nguồn thông tin tồn tại ngày nay có thể chỉ được tìm kiếm trực tiếp các giao diện đặc thù hoặc sử dụng các giao thức tìm kiếm khác nhau trả về các siêu dữ liệu với nhiều khuôn dạng khác biệt. Tuy nhiên, một cổng thư viện hoạt động như một người trung gian, cho phép người sử dụng tìm kiếm các nguồn thông tin khác nhau thông qua một giao diện chung – giao diện tìm kiếm của cổng thư viện – theo cách đó loại bỏ việc học tập và ghi nhớ những tính năng tìm kiếm cụ thể của mỗi nguồn thông tin.
 

Tìm kiếm liên hợp (Federal Search)

Một cổng thư viện sẽ cho phép người sử dụng cuối cùng lựa chọn một hoặc nhiều nguồn thông tin, và sau đó cho phép tìm kiếm trên tất cả các nguồn thông tin được chọn một cách đồng thời. Người sử dụng được cung cấp ngay lập tức một tập hợp kết quả kết hợp bởi các kết quả thu về từ mỗi nguồn thông tin được trộn vào nhau và có thể được xuất ra như là một danh mục đơn của các tham chiếu có liên quan. Trong nhiều trường hợp, tìm kiếm liên hợp ( hay siêu tìm kiếm, tìm kiếm chéo) là chức năng quan trọng nhất của một cổng thư viện.


Truy cập trực tiếp đến nội dung

 Một dịch vụ liên kết động theo ngữ cảnh tích hợp với một cổng thư viện sẽ cho phép người sử dụng chuyển từ trích dẫn đến toàn văn của tài liệu dạng điện tử chỉ với một vài cái nhấp chuột. OpenURL2 là một giao thức được sử dụng rộng rãi để hỗ trọ truy cập đến nội dung toàn văn. Các sản phẩm OpenURL thông thường được bán riêng không kết hợp trong gói giải pháp cổng thư viện, nhưng trong thực tế, dịch vụ liên kết động theo ngữ cảnh là một phần cần thiết của dịch vụ cổng thư viện.


Xác thực

Một cổng thư viện cần phải cung cấp khả năng truy cập tới các nguồn tài nguyên thương mại hoặc có bản quyền mà không bắt người sử dụng phải đăng nhập vào mỗi nguồn tài nguyên với các mã người dùng và mật khẩu khác nhau. Xác thực nên thực hiện một cách trong suốt, như vậy người sử dụng không cần được thông báo rằng họ đang đăng nhập vào một số các dịch vụ bên ngoài. Người dùng đã được xác thực nên có khả năng truy cập đến các nội dung bị hạn chế thậm chí ngay trong trường hợp họ không trên website, nếu nội dung đó được phép theo thoả thuận bản quyền.


Tùy biến và cá biệt hóa

Cổng thư viện phải cho phép tùy biến theo nhu cầu, cho phép tùy biến các danh mục tài nguyên theo từng nhóm người sử dụng, được định nghĩa theo tính chất của bộ phận, chức năng công việc hoặc các lĩnh vực quan tâm. Người sử dụng cũng cần cá biết hóa các vùng làm việc trong cổng thư viện, nó có thể chứa các lịch sử tìm kiếm, danh mục các nguồn tài nguyên yêu thích, tham chiếu đến các tài liệu hữu ích từng được thu thập và sử dụng. Các dịch vụ cá biệt hóa đặc trưng bao hàm khả năng thực hiện tìm kiếm tự động trên các qui định cơ bản, với kết quả tìm kiếm được cung cấp bằng email, như vậy người sử dụng có thể thiết lập và quản lý các dịch vụ kiến thức riêng biệt của mình.

 

Thị trường cổng thư viện hiện tại


Nói chung, có hai loại công ty đang để tâm vào thị trường cổng thư viện. Thứ nhất, họ là những công ty tự động hóa thư viện, một số trong họ đã có trên dưới 20 năm kinh nghiệm và bây giờ họ đang trong giai đoạn thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của các hệ thống tự động hóa thư viện (ILS). Những công ty đã nhận biết được một người dùng có nhu cầu tích hợp khả năng truy cập đến một diện rộng các nguồn tài nguyên thông tin, và đang nhanh chóng phản ứng với cơ hội này. Một số trong các công ty này là những người dẫn đầu trong thị trường phần mềm tự động hóa thư viện, ví dụ như Endeavor và Exlibris. Tuy nhiên, một số công ty ít nổi tiếng hơn trong thị trường phần mềm tự động hóa thư viện như Fretwell Downing, đang trở thành những nhà phát kiến quan trọng trong thị trường cổng thư viện. Một số sản phẩm từ các nhà cung cấp phần mềm tự động hóa thư viện được phát triển trên cơ sở các thành phần được cấp phép từ các nhà phát triển khác. MuseGlobal là một công ty chuyên nghiệp trong việc cấp phép các bộ nối đến các nguồn thông tin khác nhau, sau này họ tích hợp vào sản phẩm cổng thư viện của họ. Tuy nhiên, thậm chí các phần mềm cổng thư viện này sử dụng công nghệ nền giống nhau những vẫn cung cấp các tập hợp tính năng khác nhau và giao diện người dùng cũng khác nhau.

Thứ hai, có một tập hợp các công ty có thể gọi là các chuyên gia tìm kiếm, những công ty này đã làm việc trong lĩnh vực tìm kiếm liên hoàn (cross) trên các cơ sở dữ liệu một số năm. Nói chung, họ không bán các phần mềm quản lý thư viện như các hệ quản trị thư viện tích hợp, dù vậy một số trong họ (ví dụ Crossnet, Blue Angel) có vài năm kinh nghiệm làm việc với thư viện hoặc các ứng dụng quản lý thư mục. Sản phẩm cổng thư viện của họ dựa trên cơ sở khả năng tìm kiếm liên thông các cơ sở dữ liệu, những sản phẩm này có lẽ không hoàn chỉnh ngay như những giải pháp được đưa ra bởi các công ty cung cấp các giải pháp thư viện tích hợp. Các giải pháp này cũng có thể: (1)cung cấp cấu hình sẵn cho những nguồn thông tin thương mại; (2) yêu cầu phát triển tùy biến thêm để hỗ trợ đầy đủ danh mục các nguồn thông tin có bản quyền mà một tổ chức yêu cầu; hoặc (3) không cung cấp dịch vụ OpenURL mà cho phép truy cập nhanh tới các nội dung toàn văn điện tử.

Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi tổ chức, đặc biệt là môi trường hạn chế của một liên hiệp, một trong số các sản phẩm trên sẽ phù hợp. Ngoài ra còn có một số thành phần mã nguồn mở cho cổng thư viện có thể dùng được đối với những người thích mạo hiểm hoặc có nhiều tham vọng. Không có giải pháp mã nguồn mở nào trong lĩnh vực cổng thư viện cho bạn tất cả, nhưng trong hoàn cảnh nào đó, nó có thể cung cấp một điểm xuất phát cho việc tự phát triển giải pháp. Một sản phẩm của OCLC đang tồn tại dưới hình thức mã nguồn mở, SiteSearch hỗ trợ khả năng tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu, sử dụng công nghệ Z39.50 và cho phép tùy biến mạnh mẽ trên giao diện web (WebZ gateway). IndexData, một công ty nhỏ ở Đan Mạch đã dành nhiều nỗ lực cho cộng đồng Z39.50, cũng cung cấp mã nguồn cổng thư viện trên nền tảng giao thức Z39.50 gọi là Keystone.

Không đề nghị, tuy nhiên một cổng thư viện có thể bao gồm cả các bộ kết nối liên kết tới các cơ sở dữ liệu không xuất bản theo giao thức Z39.50 (tuy nhiên IndexData có khả năng cung cấp thêm các thành phần chương trình hoặc thực hiện xây dựng theo đặt hàng có tính phí). Với các tổ chức đang tìm kiếm và xây dựng công thư viện công nghệ Z39.50, những sản phẩm như vậy có thể cung cấp những điểm xuất phát tốt cho việc phát triển. Tuy nhiên, mặt trái không dễ nhận thấy rằng trong khi chọn giải pháp dựa trên nền tảng Z39.50, người ta có thể đã chọn công nghệ ngày hôm qua để giải quyết các vấn đề của ngày hôm nay. Một trong những cách tiếp cận phi thương mại đến cổng thư viện là dự án Thư Viện Châu Âu (TEL). TEL là một dịch vụ mới nâng cấp khả năng tìm kiếm liên hoàn của các bộ sưu tập của các Thư viện quốc gia Châu Âu. Thông qua việc sử dụng khôn ngoan giao thức SRU (Search and Retrieval via URL, một thế hệ mới của giao thức liên quan Z39.50), dự án TEL đã tải (offload) đa số các bước xử lý của công thư viện lên trình duyệt. JavaScript cho phép gửi nhiều yêu cầu tìm kiếm mã hóa theo SRU đến các nguồn thông tin khác nhau, và bộ xử lý XSLT cung cấp định dạng phù hợp của giao diện với kết quả tìm kiếm. Tất cả điều đó thực sự yêu cầu các trình duyệt trở thành một cổng mà có thể dịch qua lại giữa SRU và Z39.50 và có thể định dạng lại các biểu ghi trả về từ một dịch vụ Z39.50 (ví dụ như MARC21) sang XML. Trong khi đó dịch vụ này không thể cung cấp tìm kiếm liên hoàn của nhiều nguồn thông tin thương mại, và nó mới chỉ di chuyển từ giai đoạn kiểm thử sang giai đoạn một dịch vụ đang hoạt động, nó đưa ra một giải pháp mã nguồn mở thú vị và mới mẻ có thể phù hợp với nhu cầu của một số liên hợp thư viện.


 

Tương lai của cổng thư viện


Thị trường cổng thư viện đang phát triển qua một giai đoạn ngắn đầy ấn tượng, và chúng ta còn xa mới tới được một thị trường chín muồi cho loại sản phẩm này. Tuy nhiên, xét về khía cạnh thực tế của một giải pháp cổng thư viện, một trong những điều quan trọng là xem xem những phát triển kế tiếp được thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm tới là gì để hiểu được sự lựa chọn ngày hôm nay có thể tác động đến các dịch vụ sẽ được đưa ra trong tương lai như thế nào. Thật là mạo hiểm khi dự đoán tương lai, tuy nhiên có năm khu vực mà các phát triển tiếp theo sẽ có tác động rõ rệt trên thị trường này: (1) Tích hợp với các cổng thông tin chung, (2) Giao thoa giữa mô hình phân tán/thu hoạch, (3) Tích hợp dịch vụ thuật ngữ, (4) Các tiêu chuẩn tìm kiếm liên hiệp và (5) Các tiêu chuẩn cho việc đặc tả nguồn thông tin.
 

Tích hợp với các cổng thông tin chung

Nhiều tổ chức đang tiến hành hoặc tìm cách thực hiện cái gọi là cổng chung, mục tiêu chính là tập trung vào cung cấp khả năng truy cập đến các thông tin và dịch vụ nội bộ. (trong một trường đại học, nó có thể được gọi là university-wide academic portals nhưng khái niệm là rất giống nhau) Tất nhiên, không ai muốn sự trùng lặp các tính năng và những người quản lý có kinh nghiệm thường từ chối những đề nghị về một sản phẩm khác (rất không may là cũng được gọi là cổng – portals), nó cần thiết để cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp cho các ứng dụng khai thác thông tin. Trong thực tế cổng thông tin chung và cổng thư viện là bổ sung cho nhau: tìm kiếm nâng cao, các chức năng thu nhận hoặc chuyển giao tài liệu của một cổng thư viện sẽ không thể tìm thấy trong một cổng thông tin thông thường, ít nhất là không có sự đầu tư lớn vào việc phát triển tiếp một số công nghệ tinh vi và phức tạp. Vấn đề được nêu ra ở đây là làm sao để tích hợp những chức năng của cổng thư viện với một cổng thông tin thông thường theo cách tạo nên được ấn tượng đối với người dùng cuối cùng. Có nhiều vùng then chốt: tính thống nhất của sự nhìn và cảm nhận của giao diện người dùng, đăng nhập một lần cho người dùng cuối cùng, xác thực cho các nguồn tài nguyên bên ngoài, và khả năng phơi bày chức năng tìm kiếm trong cổng chung. Cổng thư viện luôn cung cấp giao diện có khả năng tùy biến; giờ đây các nhà phát triển có thể di chuyển nhanh theo hướng tích hợp chức năng đăng nhập cổng với thông tin danh bạ và cung cấp giao diện lập trình tới bề mặt công nghệ cổng thư viện trong môi trường cổng chung. Trong một tương đối thời gian ngắn, cơ sở hạ tầng công nghệ này nên được đưa ra để làm cho việc tích hợp hai loại cổng trên đơn giản hơn.

 

Giao thoa giữa mô hình phân tán/ thu hoạch

Ý nghĩa cơ bản của tìm kiếm liên hợp là có một tập hợp lớn các nguồn thông tin có khả năng tìm kiếm thông qua Internet sử dụng các giao thức và định dạng theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tất cả các nguồn thông tin phân tán bạn quan tâm có thể không tìm kiếm được theo cách tiêu chuẩn, hoặc nó không thể dễ dàng làm cho tìm kiếm được. Bởi vậy, trong một số môi trường, nó làm cho tốn nhiều công sức để thu hoạch các tập con tài nguyên, để xây dựng chỉ mục thống nhất, và sau đó tìm kiếm trên chỉ mục thống nhất đó thông qua cổng thư viện cùng lúc với các nguồn tài nguyên phân tán gốc. Cổng, trong thực tế, cuối cùng nằm trên giao thoa của các mô hình tìm kiếm, một số nguồn tài nguyên phân tán, và một số được thu hoạch và tập trung trên một chỉ mục tìm kiếm đơn. Các công cụ mã nguồn mở đang tồn tại để cung cấp các chương trình thu hoạch và tìm kiếm; hệ quả là không đủ lợi nhuận cần thiết để làm cho chúng đáng giá đối với các nhà cung cấp sản phẩm thương mại đầu tư để đưa ra các giải pháp thu hoạch. Tuy nhiên, cũng có lẽ, nhỏ nhưng là cơ hội rõ ràng cho các nhà cung cấp cổng thư viện hoặc các công ty tư vấn giúp đỡ các tổ chức thiết lập tập trung, các nguồn siêu dữ liệu chỉ mục được thu hoạch để bổ sung cho cổng thư viện của họ.
 

Tích hợp các dịch vụ thuật ngữ - Integration of terminological services

Một trong những điểm yếu của cổng thư viện hiện nay, hoặc của bất kỳ một dịch vụ tìm kiếm liên hợp các cơ sở dữ liệu là thậm chí nếu việc tìm kiếm của một người sử dụng được định dạng lại thành cú pháp và giao thức phù hợp với hệ thống đích, nó vẫn có thể chứa những thuật ngữ không thích đáng. Một người dùng nhập vào từ teenagers trong chiến lược siêu tìm kiếm của mình có thể nhận thấy rằng với thuật ngữ này cho kết quả tốt ở một cơ sở dữ liệu, nhưng với cơ sở dữ liệu khác, nơi mà thuật ngữ adolescents được sử dụng thay thế, kết quả tìm kiếm có thể không trả về biểu ghi nào. Giải pháp là làm cho hiệu quả sử dụng dịch vụ cao hơn trên cơ sở kiểm soát từ vựng, nơi các thuật ngữ trong một chỉ mục ngôn ngữ có thể ánh xạ sang thuật ngữ với ngôn ngữ khác. Có nhiều những mối quan tâm và nghiên cứu khu vực này về khía cạnh kiểm soát tính nhất quán tên và chủ đề, cụ thể là từ điển đồng nghĩa. Ánh xạ giữa các thuật ngữ khác nhau cũng là một vấn đề then chốt trong phát triển của để xuất về Web ngữ nghĩa của Tim Berners – Lee’s. Một số dịch vụ ngữ nghĩa có thể sẽ xuất hiện trong vòng 3 đến 5 năm tới; các nhà phát triển cổng thư viện cần mở rộng sản phẩm của họ để kết hợp chặt trẽ các dịch vụ có thể ánh xạ câu truy vấn của người dùng từ thuật ngữ này sang thuật ngữ khác.
 

Tiêu chuẩn cho kết quả tìm kiếm liên hợp

Một định dạng chung cho việc trả về các kết quả tìm kiếm và một tiêu chuẩn rõ ràng hơn cho định dạng trả về nội dung trích dẫn sẽ làm giảm nhanh chó những khó khăn và phức tạp hiện tại đối với một hệ thống tìm kiếm liên hợp. Sáng kiến về siêu tìm kếm của NISO, một nhóm bảo trợ của Mỹ và cũng có sư tham gia của cộng đồng quốc tế, đang làm việc để đạt mục tiêu trên. Những hướng dẫn rõ ràng có lẽ sẽ được đưa ra trong một hoặc hai năm tới. Cả nhà cung cấp cổng và các nhà xuất bản thông tin sẽ được khuyến khích để triển khai các tiêu chuẩn này, và chúng ta sẽ bắt đầu được nhìn thấy những tác động của công việc này trong vòng 3 năm. Như là một hệ quả, một số giá cả trong việc triển khai và bảo tri các hệ thống tìm kiếm liên hợp sẽ giảm, và sự ảnh hưởng của liên kết cảm ngữ cảnh đến các nội dung điện tử sẽ được cải thiện.


Tiêu chuẩn cho việc đặc tả nguồn tài nguyên thông tin

Các tiêu chuẩn cho việc đặc tả các nguồn tài nguyên thông tin đảm bảo sự chắc chắn của một trung tâm kho dữ liệu trên đó người dùng có thể tin cậy vào sự kết nối thông tin. Một người có thể tưởng tượng đó là các kho chứa các siêu dữ liệu về các nguồn thông tin, nơi đó một người có thể tìm kiếm một biểu ghi về một cơ sở dữ liệu, sao chép biểu ghi đó vào một cổng thông tin nội bộ, và bắt đầu tìm kiếm cơ sở dữ liệu đó trên cổng của mình. Kịch bản này rất hấp dẫn, và là một mục tiêu hướng tới của công việc của NISO MetaSearch Initiative. Tuy nhiên, trong trường hợp này, co nhiều lý do để ít lạc quan hơn. Thông tin mô tả về dịch vụ tìm kiếm cho các giao thức khác nhau rất phức tạp, và kinh nghiệm quá khứ cho thấy không dễ thuyết phục các tổ chức ít có năng lực áp dụng các tiêu chuẩn một khi họ đã phát triển xong hệ thống của mình. Có vẻ như trải qua 5 năm tới, thông tin dạng này sẽ được chia sẻ đầu tiên trong cộng đồng người sử dụng của một sản phẩm cổng cụ thể nào đó, nơi đó định dạng và kiến trúc của thông tin sẽ tồn tại độc quyền. Về tương lai có thể thấy trước được, các tổ chức triển khai các cổng thư viện sẽ tiếp tục thu lợi từ bằng việc thuộc về một cộng đồng linh hoạt người sử dụng một phần mềm giống nhau. Mặc dù những phát triển tương lai sẽ thúc đẩy cổng thư viện, trách nhiệm triển khai chúng không chỉ thuộc về các nhà phát triển giải pháp cổng thư viện. Sức ép của sự cạnh tranh sẽ là nguyên nhân để các nhà cung cấp chính giải pháp cổng thư viện nhanh chóng áp dụng các tiêu chuẩn mới. Thế còn các nhà cung cấp thông tin, các nhà xuất bản của các nguồn thông tin mà cổng thông tin sẽ tìm kiếm?. Các công ty này sẽ không chỉ ủng hộ các tiêu chuẩn mới tiếp cận chún, mà còn đầu tư thời gian, sự nỗ lực và tiền bạc cho việc ứng dụng nó. Trước khi họ làm điều đó, nhà cung cấp thông tin hiểu rõ rằng điều thú vị nhất của họ là khuyến khích sử dụng các cổng thư viện để tìm kiếm nguồn tài nguyên của họ, thậm chí nếu như điều đó dẫn đến việc không sử dụng một số các giao diện tìm kiếm đặc thù, các tính năng tiêu biểu mà trước đây đã sử dụng trong dòng sản phẩm của họ. Nhà cung cấp cũng sẽ phải suy nghĩ lại về mô hình giá. Nhiều nguồn thông tin hiện đang được cung cấp trên cơ sở cấp phép bản quyền theo site, với cách tính trước căn cứ vào mức độ sử dụng dựa trên số đầu người của một trường đại học hoặc của một tổ chức. Sự dẫn hướng của cổng thư viện có thể mang đến một sự tăng trưởng nhanh chóng việc sử dụng các nguồn tài nguyên điện tử này, kết cục là dẫn đến việc nâng cấp các hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các nhà cung cấp thông tin. Mặc dù những chi phí đó có thể không lớn trong thế giới điện toán ngày nay, đặc biệt là liên hệ với chi phí của việc tạo nên các nội dung tri thức của các cơ sở dữ liệu, đây là một nhân tố khác có thể dẫn các nhà cung cấp thông tin thận trọng hơn khi tiếp cận. Ba bốn năm gần đây dường như là đoạn đường của cuộc cách mạng – nhanh chóng thay đổi và phát triển trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, giờ đây đã có tồn tại những chức năng cơ sở của các cổng thư viện, sự phát triển tiếp theo có vẻ như trở nên cách mạng hợn, đặc biệt vì có ngày càng nhiều hơn những người tham gia cuộc chơi cần liên hợp trong việc phát triển các dịch vụ hoặc trong việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn. Mặc dù 5 năm tới có thể không sôi động lắm, tôi dự tính có nhiều sự phát triến lý thú vì các thư viện, các nhà cung cấp hệ thống và nhà xuất bản thông tin làm việc với nhau để dành được mục tiêu của cổng thư viện – cụ thể là cung cấp cho người dùng với sự dễ dàng, tích hợp với thông tin họ cần.
KIPOS - Giải pháp đầu tiên ứng dụng METS
METS - Metadata Encoding & Transmission Standard là tiêu chuẩn cho thư viện số hiện đại, là cuộc cách mạng về công nghệ quản lý nội dung số trong thư viện ngày nay.